Cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học về TPP

Nội dung: Trần Lâm Tuyết Anh.
Biên tập: Châu Thanh Vũ.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại gây tranh cãi tại các nước kinh tế phát triển. Cùng k-Café tìm hiểu những ý kiến trái chiều xung quanh việc kí kết TPP và quan điểm của các nhà kinh tế học nổi tiếng nhé!

1. Ý kiến ủng hộ TPP:
N. Gregory Mankiw – giáo sư kinh tế đại học Harvard – cho rằng thương mại quốc tế tạo ra những giá trị tích cực tới nền kinh tế Mỹ nói chung và các gia đình Mỹ nói riêng. Mankiw cho rằng những lợi ích của thương mại quốc tế là không thể phủ nhận và được hầu hết các nhà kinh tế đồng ý. Quan trọng là phải xác định đúng ngành có lợi thế tương quan để xuất khẩu và ngành không có lợi thế tương quan để nhập khẩu.
Nếu lợi ích của thương mại quốc tế là rõ ràng như vậy, tại sao dư luận và các vị quan chức vẫn luôn hoài nghi về thương mại tự do? Giải thích điều này, Mankiw cho rằng người dân thường thiếu kiến thức và thậm chí là có những định kiến sai lầm về thương mại, còn chính trị gia thì lại chiều lòng dư luận và đưa ra những chính sách tồi tệ. Ba định kiến cơ bản của người dân đối với thương mại là tư tưởng bài ngoại, thành kiến với nền kinh tế thị trường, và nỗi lo về cơ hội việc làm.
2. Ý kiến phản đối TPP:
Khác với Mankiw, hai nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel là Paul Krugman và Joseph Stiglitz lo ngại về những ảnh hưởng xấu của TPP. Krugman cho rằng “vốn dĩ TPP không phải là môt hiệp định thương mại”, vì vậy vấn đề không nằm ở lợi thế tương quan hay chính sách bảo hộ. Thay vào đó, TPP quan tâm đến những điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp, với những điều khoản hạn chế sự kiểm soát bằng luật của các nước thành viên lên các tập đoàn đa quốc gia.
Stiglitz đưa ra ví dụ về bảo vệ môi trường. Thông thường, những công ty nào xả thải phải trả tiền để xử lý. Nhưng với những điều khoản bảo vệ lợi ích đầu tư có trong TPP, nước thành viên như Canada sẽ không thể thông qua các luật bảo vệ môi trường mà không bị kiện ngược lại bởi các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào nước này. Theo ông, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn đã giới hạn quyền hành kiểm soát của chính phủ Canada, nay TPP lại đi thêm một bước xa hơn nữa.
Ông cho rằng TPP là một thương vụ có lợi cho các tập đoàn lớn nhiều hơn là cho người dân. Với những điều khoản hiện tại của TPP, các tập đoàn thậm chí có quyền kiện chính phủ vì thực thi điều luật bảo vệ lợi ích người dân nhưng làm ảnh hưởng đến lãi suất công ty của họ. Những điều khoản về quy tắc xuất xứ* cũng khiến Stiglitz lo ngại vì nó khiến quyền lực của các tập đoàn tăng mạnh hơn bao giờ hết. Theo ông, chính phủ các nước phát triển như Canada và châu Âu nên liên kết với nhau để thương thuyết lại một số điều khoản trong TPP.
*Quy tắc xuất xứ: Những tiêu chuẩn được dùng để quyết định nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s